Sống không thù nhau, chết không oán nhau

Tôi có đọc bài Ngủ ngon’ và cả bài ‘Ai cũng muốn ngủ ngon trên trang nhà Làng Mai. Trong tác phẩm ‘Vang bóng một thời’ của Nguyễn Tuân có một truyện ngắn với cái tên là Chém treo ngành, trong đó có lời của một bài hát mà đao thủ ngày xưa đã sử dụng để thi hành các bản án tử hình. Có khi đao phủ thủ phải chém đầu cả mấy chục người. Bài hát có 14 câu, hát xong một câu thì chém một cái đầu. Bài hát như sau:

Trời nổi cơn lốc

Cảnh càng u sầu

Tiếng loa vừa dậy

Hồi chiêng mớm mau

Ta hoa thanh quất

Cỏ xanh đổi màu

Sống không thù nhau

Chết không oán nhau

Thừa chịu lệnh cả

Dám nghĩ thế nào

Người ngồi cho vững

Cho ngọt nhát đao

Hỡi hồn hỡi hồn

Hỡi quỷ không đầu!

Thanh quất nói trong bài hát là thanh kiếm, thanh đao dùng để chém đầu tội nhân. Cỏ xanh đổi màu xanh thành màu đỏ vì máu phun ra. Bài hát này cũng có tác dụng trấn an người đao phủ thủ: tôi không oán thù gì anh, anh cũng không oán thù gì tôi, tôi vâng lệnh trên mà phải chém đầu anh, vậy xin anh ngồi cho vững để cho nhát đao được ngọt, cho cái chết đến dễ dàng. Đại ý bài hát là để thanh minh, để trấn an, không phải chỉ với linh hồn người chết mà còn với chính mình. Chính lệnh trên mới là nguyên do, còn tôi chỉ thừa hành lệnh trên, không thi hành thì không được. Tôi cũng là một nạn nhân như anh.

lá thu đổi màu

Nghe bài hát trên ta thấy người đao phủ thủ là người cũng có nổi khổ niềm đau và sự xót thương trong lòng như bất cứ ai khác. Vì vậy bãi bỏ án tử hình không những chỉ là một ân huệ cho người tử tù, cho thân nhân người ấy mà cũng là cho những người bị buộc làm một công việc mà không ai muốn làm.

Trần Bình Tấn

Xin tham khảo: Thư thỉnh cầu Chủ Tịch Nước bãi bỏ án tử hình ở Việt Nam

Ký tên trực tuyến tại: Banning the Death Penalty in Vietnam